Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể phát sinh những sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và chiến lược phát triển. Do đó, phát sinh nhu cầu chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp. ketoanvina.vn xin cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn hồ sơ, thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau:

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu lại doanh nghiệp mà không phải hoàn toàn chấm dứt hoạt động. Nói cách khác, công ty đó sẽ hoạt động dưới dạng một loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp không được tự ý chuyển đổi mà phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp mới có quyền được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nhưng vẫn kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ (khoản ngân), gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty Cổ Phần, và từ công ty Cổ Phần chuyển sang công ty TNHH 1 thành viên, hoặc 2 thành viên trở lên, từ doanh nghiệp tư nhân chuyển sang công ty TNHH,…đảm bảo điều kiện cũng như quy đinh của pháp luật.

Chuyển đổi loại hình công ty sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, chuyên nghiệp hóa quản trị, đồng thời giải quyết những khó khăn pháp lý, phù hợp với quy mô, phát triển và sự định hướng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Mặt khác, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không phải giải thể nếu không đủ số lượng thành viên tối thiểu mà pháp luật quy định.

Tại sao cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Khi doanh nghiệp của bạn đang rơi vào tình trạng khó khăn về nguồn vốn thì việc tồn tại và phát triển thực sự là một thách thức. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, giải thể không ngừng tăng cao.  Ngoài giải pháp tạm ngừng, giải thể.

Một phương án khác được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Điều này đáp ứng và phù hợp với khả năng và tình hình phát triển công ty. Phương án này giúp không ít doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng, tái tạo cơ cấu tổ chức, xây dựng vốn đầu tư và phát triển trong kinh doanh.

Tại sao cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Doanh nghiệp của bạn nên thay đổi loại hình doanh nghiệp tránh bị giải thể hoặc chấm dứt kinh doanh do vi phạm quy định pháp luật về thành lập công ty khi:

  • Công ty bạn đang bị thiếu nguồn vốn đầu tư dự án, muốn có các thành viên mới góp vốn thì lúc này sẽ phải tiến hành các thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH 1 thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
  • Doanh nghiệp bạn là công ty TNHH 2 thành viên trở lên đang cơ cấu lại vốn góp hoặc sự kiện pháp lý nào đó dẫn đến chỉ còn một chủ sở hữu hoặc vượt quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp.
  • Doanh nghiệp tư nhân do sự kiện pháp lý không còn là một chủ sở hữu nữa thì phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Nếu bạn là công ty cổ phần do cơ cấu lại vốn hoặc sự kiện pháp lý nào đó mà công ty có dưới 3 cổ đông thì cũng phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì và các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Hay nói theo một cách khác là doanh nghiệp sẽ hoạt động dưới dạng một loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp được chuyển đổi. Thủ tục liên quan tới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì và các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Hiện nay pháp luật quy định các trường hợp chuyển đổi loại hình cụ thể như sau:

  • Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
  • Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Trường hợp chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
  • Và chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty công ty trách nhiệm hữu hạn

Sự khác nhau giữa các loại hình công ty

Tiêu chí Công ty cổ phần Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH hai thành viên Doanh nghiệp tư nhân
Tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Không có tư cách pháp nhân
Số lượng thành viên Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và thành
Chế độ chịu trách nhiệm Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Phát hành cổ phần Công ty cổ phần được phát hành cổ phần Không được phát hành cổ phần Không được phát hành cổ phần Không được phát hành cổ phần
Cơ cấu tổ chức Có thể lựa chọn hai hình thức tổ chức như sau:

Mô hình 1:

– Đại hội đồng cổ đông

– Hội đồng quản trị

– Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Mô hình 2:

– Đại hội đồng cổ đông

– Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Do một cá nhân làm chủ sở hữu: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Do cá nhân làm chủ sở hữu: Có thể lựa chọn một trong hai mô hình sau

+ Mô hình 1: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

+ Mô hình 2: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

– Hội đồng thành viên

– Chủ tịch Hội đồng thành viên

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý hoặc điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Vốn Được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần Vốn điều lệ không chia thành các phần mà vốn điều lệ do mình chủ sở hữu công ty góp vốn vào công ty Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau mà tính theo tỷ lệ % vốn góp Vốn không chia thành các phần mà vốn do mình chủ sở doanh nghiệp tư nhân đăng ký và góp vốn

Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số thuế của công ty

Nếu là doanh nghiệp tư nhân cần có sự đồng ý của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chuyển đổi loại hình công ty. Nếu là công ty TNHH một thành viên thì cần có sự đồng ý của chủ sở hữu công ty về việc chuyển đổi loại hình công ty. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì cần có sự đồng ý của hội đồng thành viên công ty. Còn nếu công ty cổ phần thì cần phải phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi loại hình công ty.

Có giấy tờ pháp lý của thành viên mới và người đại diện theo pháp luật của công ty mới

Có đầy đủ hồ sơ về việc chuyển đổi công ty

Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Tùy thuộc vào các trường hợp mà doanh nghiệp muốn tiến hành chuyển đổi thì sẽ yêu cầu thành phần hồ sơ khác nhau. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số trường hợp mà doanh nghiệp thường xuyến tiến hành chuyển đổi loại hình.

Đối với trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH

Để tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH thì khách hàng cần chuẩn bị các tài liệu sau:

  • Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
  • Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
  • Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;

Ngoài ra tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp tư nhân lựa chọn việc chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên hay công ty TNHH hai thành viên trở lên thì cần thêm những giấy tờ sau

Đối với trường hợp chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên

Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên

Điều lệ công ty TNHH một thành viên

Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Đối với trường hợp chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên trở lên

Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên

Điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên

Danh sách thành viên

Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Hồ sơ khi chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH hai thành viên

Đối với thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH hai thành viên thì về cơ bản thành phần hồ sơ giống như thủ tục thành lập mới công ty TNHH hai thành viên gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên. Nhưng do việc tạo lập nên công ty TNHH hai thành viên trên cơ sở công ty cổ phần đã được tồn tại trên thực tế và có tư cách pháp nhân, nên ngoài các tài liệu nêu trên tùy vào từng trường hợp cụ thể có thêm những loại giấy tờ sau:

Nghị quyết và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty

Trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần cần có: Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng

Trường hợp tặng cho cổ phần thì cần thêm: Hợp đồng tặng cho

Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;

Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên

Hồ sơ khi chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH một thành viên?

Đối với thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH một thành viên thì về cơ bản thành phần hồ sơ giống như thủ tục thành lập mới công ty TNHH một thành viên gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Nhưng do việc tạo lập nên công ty TNHH một thành viên trên cơ sở công ty cổ phần đã được tồn tại trên thực tế và có tư cách pháp nhân, nên ngoài các tài liệu nêu trên tùy vào từng trường hợp cụ thể có thêm những loại giấy tờ sau:

  • Nghị quyết và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty
  • Trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần cần có: Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng
  • Trường hợp tặng cho cổ phần thì cần thêm: Hợp đồng tặng cho
  • Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên

Hồ sơ chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần

Đối với thủ tục chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần thì về cơ bản thành phần hồ sơ giống như thủ tục thành lập mới công ty cổ phần gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; danh sách cổ đông sáng lập; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Nhưng do việc tạo lập nên công ty cổ phần trên cơ sở công ty TNHH đã được tồn tại trên thực tế và có tư cách pháp nhân, nên ngoài các tài liệu nêu trên tùy vào từng trường hợp cụ thể có thêm những loại giấy tờ sau:

  • Đối với trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần thì cần thêm: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty
  • Đối với trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty cổ phần thì cần thêm: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc chuyển đổi công ty
  • Trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần cần có: Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng
  • Trường hợp tặng cho cổ phần thì cần thêm: Hợp đồng tặng cho
  • Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của cổ đông mới;

Hồ sơ khi chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH hai thành viên

Hồ sơ khi chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên sang công ty TNHH một thành viên cần những tài liệu gì?

Đối với thủ tục chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên sang công ty TNHH một thành viên thì về cơ bản thành phần hồ sơ giống như thủ tục thành lập mới công ty TNHH một thành viên gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Nhưng do việc tạo lập nên công ty TNHH một thành viên trên cơ sở công ty TNHH hai thành viên đã được tồn tại trên thực tế và có tư cách pháp nhân, nên ngoài các tài liệu nêu trên tùy vào từng trường hợp cụ thể có thêm những loại giấy tờ sau:

  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Trường hợp thành viên công ty chuyển nhượng phần vốn góp thì cần thêm: Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng
  • Nếu thành viên công ty tiến hành tặng cho phần vốn góp thì cần thêm: Hợp đồng tặng cho
  • Trong trường hợp được nhận thừa kế thì cần thêm: Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế theo quy định của pháp luật
  • Còn nếu chuyển đổi trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty thì cần thêm: Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất

Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên gồm những giấy tờ gì?

Đối với thủ tục chuyển đổi công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên thì về cơ bản thành phần hồ sơ giống như thủ tục thành lập mới công ty TNHH hai thành viên gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên; Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên. Nhưng do việc tạo lập nên công ty TNHH hai thành viên trên cơ sở công ty TNHH một thành viên đã được tồn tại trên thực tế và có tư cách pháp nhân, nên ngoài các tài liệu nêu trên tùy vào từng trường hợp cụ thể có thêm những loại giấy tờ sau:

  • Đối với trường hợp huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác thì cần thêm: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác
  • Còn nếu chủ sở hữu công ty chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cho người khác thì cần thêm: Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng
  • Trong trường hợp chủ sở hữu tặng cho một phần vốn góp của mình trong công ty cho một người khác thì cần thêm: Hợp đồng tặng cho
  • Trường hợp thêm thành viên mới do được thừa kế phần vốn góp của chủ sở hữu thì cần thêm: Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế theo quy định của pháp luật

Quy trình tiến hành chuyển đổi công ty

Thẩm quyền:  Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ chuyển đổi công ty qua mạng

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ về chuyển đổi công ty

Bước 2: Soạn và hoàn thiện hồ sơ theo quy định về chuyển đổi công ty

Bước 3: Nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do

Bước 4: Trả kết quả

Khi chuyển đổi loại hình công ty có được đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác không?

Khi công ty tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình và công ty cũng muốn thay đổi một số nội dung như thêm ngành nghề cho công ty, thay đổi kế toán cho công ty, thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty…. Khi đó công ty có được đăng ký những nội dung thay đổi kèm theo hồ sơ chuyển đổi loại hình của công ty không? Đối với trường hợp này thì pháp luật cho phép công ty có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Tùy vào trường hợp cụ thể để có các hướng xử lý khác nhau. Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các trường hợp cụ thể

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật thì người ký hồ sơ là Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần của công ty sau chuyển đổi.

Có cần khắc lại con dấu khi chuyển đổi loại hình công ty không?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp “Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp”. Như vậy pháp luật cho phép doanh nghiệp được quyền tự do quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Trên thực tế trên con dấu của công ty thường thể hiện 3 nội dung sau: Tên công ty; địa chỉ công ty; mã số thuế của công ty. Hơn nữa pháp luật có quy định về việc đặt tên như sau, tên công ty gồm hai thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Từ đó ta có thể thấy rằng tên của công ty bắt buộc phải có loại hình công ty kèm theo. Như vậy khi tiến hành chuyển đổi từ công ty từ loại hình công ty này sang loại hình công ty khác thì đương nhiên tên công ty thay đổi. Do đó nếu trên dấu công ty có tên công ty thì bắt buộc công ty phải tiến hành thay đổi con dấu công ty. Ví dụ như: chuyển đổi công ty cổ phần sang trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong trường hợp này loại hình công ty đã thay đổi từ cổ phần sang trách nhiệm hữu hạn thì phải tiến hành thay đổi tên công ty và làm lại dâu công ty

Ngoài ra nếu trong quá trình công ty tiến hành thay đổi địa chỉ công ty hay một nội dung nào khác kèm theo hồ sơ chuyển đổi mà thông tin đó có thể hiện trên con dấu thì khi đó bắt buộc công ty phải tiến hành khắc lại con dấu mới.

Có cần khắc lại con dấu khi chuyển đổi loại hình công ty không?

Một vài câu hỏi thường gặp khi chuyển đổi loại hình công ty

Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên và chức danh người đại diện theo pháp luật hiện nay là Giám đốc nhưng khi tiến hành chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH hai thành viên công ty tôi muốn để chức danh người đại diện theo pháp luật là chủ tịch Hội đồng thành viên có được không?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp “Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc”. Như vậy khi công ty bạn tiến hành chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên người đại diện theo pháp luật của công ty bạn có thể giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên

Công ty cho tôi hỏi, khi tôi chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH một thành viên thì có phải đóng doanh nghiệp tư nhân cũ không?

Khi bạn tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH một thành viên, thực chất là doanh nghiệp tư nhân của bạn chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên chứ không phải bạn thành lập lên một công ty mới và cũng không phải chấm dứt hoạt động doanh nghiệp tư nhân. Nên doanh nghiệp tư nhân của bạn vẫn tồn tại trên thực tế chỉ khác là đã tiến hành chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH. Vì vậy bạn không phải tiến hành đóng doanh nghiệp tư nhân cũ

Công việc ketoanvina.vn trong quá trình làm hồ sơ

  • Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến chuyển đổi loại hình công ty
  • Tiếp nhận thông tin từ khách liên quan đến chuyển đổi loại hình công ty
  • Soạn thảo hồ sơ liên quan đến chuyển đổi loại hình công ty
  • Nộp hồ sơ chuyển đổi chuyển đổi loại hình công ty cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty trên cơ quan nhà nước
  • Nhận và bàn giao kết quả sau khi thực hiện xong chuyển đổi loại hình công ty
  • Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển đổi loại hình công ty

Lời kết

Trên đây là một số thông tin chi tiết về dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu bạn cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty, thay đổi giấy phép kinh doanh, thay đổi giấy phép đầu tư, thành lập hộ kinh doanh cá thể, đăng ký nhãn hiệu độc quyền … Hãy liên hệ hotline tại ketoanvina.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!

Bài viết thuộc bản quyền của Kế Toán Vina. Mọi sự sao chép trích dẫn phải được sự đồng ý chấp thuận bằng văn bản hoặc ghi rõ nguồn ketoanvina.vn.

[contact-form-7 id="340" title="Hỗ trợ giải đáp"]

Để lại một bình luận

Chat Zalo Nhận Bảng Giá